fbpx

Viêm da cơ địa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị viêm da cơ địa

Rất nhiều người bị ám ảnh với căn bệnh viêm da cơ địa bởi sự dai dẳng của chúng vào các mùa đông hằng năm. Cứ vào mùa lạnh, hanh khô là vùng da của chúng ta nứt nẻ, khô ráp, ngứa ngáy rất khó chịu. Cùng Phòng khám Maia&Maia tìm hiểu căn bệnh viêm da cơ địa, nguyên nhân và cách điều trị nhé!

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) còn có nhiều tên gọi khác như: Bệnh chàm thể tạng, bệnh sẩn ngứa besnier, bệnh liken đơn mạn tính. Bệnh sẽ xuất hiện theo từng đợt với các vết chàm, vết ngứa hiện hữu trên da, những vùng da bị bệnh thì dày lên theo thời gian và chúng có thể sản sinh ra các chất lỏng.

Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những người có tiền sử bản thân hoặc trong gia đình có người mắc bệnh liên quan đến dị ứng như: Bệnh viêm mũi – viêm xoang dị ứng, bệnh hen suyễn, nổi mề đay, sẩn ngứa hoặc bị dị ứng thuốc.

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào, điển hình nó thường bắt đầu xuất hiện ở trẻ ấu thơ với sự thay đổi nghiêm trọng qua các năm. Ở trẻ em dưới một năm tuổi, phần lớn cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng. Khi trẻ lớn lên, phía sau đầu gối và trước mặt các khuỷu tay là những vùng da hay bị ảnh hưởng nhất.

Định nghĩa về viêm da cơ địa

Nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa

  • Trong trường hợp gia đình, người thân có người từng bị bệnh viêm da cơ địa hay những căn bệnh khác cũng liên quan tới tình trạng bệnh cơ địa thì khả năng cao bạn mắc bệnh do nguyên nhân đó.
  • Da khô, dễ bị kích ứng hoặc hệ thống miễn dịch bị rối loạn cũng có thể là lí do khiến chúng ta mắc bệnh.
  • Gia đình có người bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang hay hen suyễn sẽ khiến cho trẻ sơ sinh dễ mắc căn bệnh này.
  • Da yếu, cơ thể có sức đề kháng yếu cũng dễ mắc bệnh hơn những người khoẻ mạnh.
  • Những người bị dị ứng với các loại đồ ăn hay thuốc uống như ngũ cốc, hải sản, sữa, trứng, thuốc an thần, thuốc giảm đau,…
  • Những thói quen sinh hoạt không tốt như tắm quá nhiều, tắm nước nóng thường xuyên, lười tắm gội, vệ sinh cơ thể kém, thường phải tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn hoặc những tác nhân khác gây ngứa,…
  • Trong những lúc thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường sống nhiều hoá chất, ô nhiễm cũng khiến con người dễ mắc bệnh viêm da cơ địa.
Nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa là gì?

Cách điều trị viêm da cơ địa

  • Cần sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc ngâm rửa theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt tỉa móng tay móng chân gọn gàng.
  • Bệnh nhân tuyệt đối không gãi ngứa vì có thể kích thích vùng thương tổn lây lan, nổi nhiều hơn, dễ gây nhiễm trùng.
  • Tăng cường ăn quả tươi, rau xanh có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt… Thực tế cho thấy đại đa số người bệnh đều là người ít ăn rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

Những lưu ý khi mắc bệnh viêm da cơ địa

  • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, thay quần áo hằng ngày.
  • Tránh bụi bẩn, tránh các chất kích thích như len và lanolin làm bệnh viêm da nặng hơn.
  • Tránh gãi hay những tác động làm trầy xước, tổn thương da vì như vậy rất dễ bị nhiễm trùng.
  • Không dùng nước quá nóng, tránh sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh.
  • Tránh các loại thực phẩm gây phản ứng hoặc dị ứng như các loại hải sản,…
  • Tránh để cơ thể ra nhiều mồ hôi gây kích ứng và ngứa.
Những lưu ý khi bị viêm da cơ địa

Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm da cơ địa. Biết được nguyên nhân vì sao mình lại bị căn bệnh này “đeo bám” thường xuyên. Sau đó tìm cho mình cách điều trị phù hợp, nhanh chóng và an toàn hiệu quả.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *